Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon từ các người bán thành công sẽ là hành trang cực kỳ hữu ích đối với sellers mới. Giữa một rừng kiến thức, người bán hàng trên Amazon mới không biết bắt đầu từ đâu. Sẽ còn đáng sợ hơn nữa khi vì sự mới của mình nên các kiến thức về Thương mại điện tử hay Amazon không bao giờ có một mẫu số chung cả.
Vì vậy AlpGood mong rằng, qua bài báo này cùng với những trải nghiệm của bản thân, doanh nghiệp sẽ rút ra thêm nhiều bài học. Và hơn cả là có thêm một kênh thông tin đáng tin cậy để tham khảo.
1. Bán hàng trên Amazon nền tảng thương mại điện tử quốc tế có dễ như bạn nghĩ không?
KHÔNG!
Từ những lợi nhuận tưởng chừng là “khổng lồ” từ một vài website thương mại điện tử lớn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngỡ rằng việc tiếp cận với thương mại điện tử nước ngoài cũng dễ dàng như vậy.
Chỉ là, bạn đang tham gia những câu lạc bộ, hay những khoá học không uy tín, vì ở nước ngoài họ luôn “nói lời đường mật”. Bạn thấy những doanh thu trăm ngàn đô nhan nhãn trên các trang mà ai cũng dễ dàng hô biến với mấy phút photoshop. Cho rằng không có sự can thiệp của công nghệ vào những trang báo cáo doanh thu như vậy vì ai biết được những con số ấy là lời hay lỗ, nếu thực thì lợi nhuận bao nhiêu phần trăm. Có thể bạn nghe thấy đâu đó những lời hứa hẹn thành công, về giấc mơ “thống trị của hàng Việt”, nhưng sự thực thì sao?
Hàng trăm khoá đào tạo được mở ra, số người học chỉ đếm trên đầu ngón tay, những người bán có doanh thu cao càng ít. Tiền mất, nhân sự mất, thời gian tăng, chi phí cơ hội giảm nhưng kết quả bằng 0. Cuối cùng, doanh nghiệp quay lưng lại với thương mại điện tử thế giới và đến với các “ông lớn” thương mại điện tử trung quốc – đi ngược với sự tiến bộ của thế giới.
LÀ MỘT DOANH NGHIỆP THÔNG MINH, đừng mất thời gian và công sức vào những hướng dẫn mơ hồ.
2. Bán hàng trên Amazon là xây dựng thương hiệu chứ không chỉ là bán sản phẩm
Thay đổi nhiều người nghĩ rằng việc bán hàng trên Amazon đơn thuần là tung sản phẩm lên để làm quảng cáo rồi. .. kiếm được triệu đô. Chúng tôi không chắc có ai đã thành công với việc kinh doanh này nhưng chúng tôi tin rằng nó không bền vững vì nó không đem lại bất kỳ một giá trị nào khác, ngoại trừ lợi nhuận (nếu có) .
Thương mại điện tử đang là xu thế thu hút đông người tiêu dùng, miếng bánh nhỏ hay vài sản phẩm đơn lẻ không bao giờ cho phép bạn có một doanh nghiệp bền vững. Bạn phải không ngừng tạo nên các sản phẩm mới. và với những sản phẩm mới, bạn có quyền mua những lô nhỏ nhằm test thị trường. Đối với những sản phẩm còn tồn kho, bạn nên hạ giá, coupon, give away hoặc gộp cả ASIN bán chậm với bán tốt nhằm khai thác ưu thế review của sản phẩm bán nhanh (nếu chúng có liên kết với nhau) .
Bạn chỉ có thể đẩy các sản phẩm mới liên tục khi bạn đã có một tệp khách hàng quen thuộc với Brand của bạn. Nếu muốn tạo thương hiệu quốc tế trên Amazon thì doanh nghiệp phải có hoặc đáp ứng đủ các điều kiện như thế nào?
- Tên Brand ấn tượng, dễ dàng đăng ký Trademak; có thông điệp, câu chuyện thương hiệu.
- Chọn được đối tượng khách hàng tiềm năng và tệp đó đủ lớn.
- Sản phẩm chất lượng, giải quyết được vấn đề của khách hàng.
- Chăm sóc và phản hồi khách hàng thường xuyên.
- Liên tục launch sản phẩm mới.
- Xây dựng hệ sinh thái xung quanh bằng tất cả các kênh phù hợp, có những chiến dịch truyền thông thực sự ấn tượng.
3. Những điều doanh nghiệp cần cân nhắc khi quyết định bán hàng trên Amazon
3.1. Hầu như bất cứ ai có tài khoản đều có thể listing sản phẩm trên Amazon
Trừ các thương hiệu kiểm soát nhà phân phối rất chặt.
Không có gì lạ khi bạn bắt gặp hàng tá những nơi bán các sản phẩm giống nhau trên Amazon. Và chính sự đa dạng này tạo ra sự cạnh tranh về giá, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ hạ giá sản phẩm của mình so với đổi thủ.
3.2. Tránh bán những sản phẩm cạnh tranh với Amazon Retail
Amazon có ưu thế rất lớn là sở hữu lượng lớn dữ liệu về khách hàng khi Amazon Retail ra đời. Những sản phẩm Amazon Retail đều nhận được Buy Box.
Amazon Retail cũng có công nghệ định giá tinh vi giúp nó hạ giá để khớp với giá mà đối thủ đã thay đổi. Cạnh tranh trực tiếp cùng một sản phẩm do Amazon Retail phân phối là hình thức kinh doanh không hiệu quả và bền vững.
3.3. Amazon đánh giá cao vấn đề nhãn hiệu nhưng trách nhiệm của bạn là đảm bảo phân phối
Amazon đánh giá cao các thương hiệu và nhãn hiệu, minh chứng là việc khi bạn có Trademark bạn có quyền mở Store, thiết kế EBC và hàng loạt những lợi thế khác. Nhưng Amazon đã làm rõ rằng trách nhiệm của thương hiệu là đảm bảo việc phân phối.
Cụ thể, Amazon sẽ hiếm khi tham gia vào việc giúp đỡ các thương hiệu hoặc các đại lý bán lẻ nếu đó là sản phẩm tốt và không có hại đến người dùng.
3.4. Bạn phải trả lời các phản hồi của khách hàng trong vòng 24h
Amazon có những yêu cầu nghiêm ngặt như thời gian di chuyển, thời gian trả lời email và tỷ lệ huỷ đơn hàng cùng với các tiêu chí khác. Việc trả lời email của khách hàng trong vòng 24h cũng nằm trong các tiêu chí trên và yêu cầu được áp dụng với hầu hết những ngày trong năm.
Và tất nhiên, các yếu tố trên quyết định đến thứ hạng và Amazon account heath. Nếu các lỗi trên lặp lại càng nhiều lần thì tài khoản của bạn hoàn toàn có khả năng bị suspended.
4. 5 bí quyết để kinh doanh bền vững trên Amazon – kinh nghiệm bán hàng trên Amazon
4.1. Review của khách hàng – yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng
Thực tế cho thấy người mua hàng thường ngại đưa ra quyết định cá nhân. Vì vậy, họ thường đi hỏi ý kiến của nhiều người khác khi quyết định. Nếu một sản phẩm có lượt đánh giá gấp 10 lần so với sản phẩm kia thì cho dù nó có chứa nhiều điểm tiêu cực, nó cũng dễ mua hơn một sản phẩm khác có ít lượt đánh giá hơn nhưng toàn bộ là đánh giá tốt.
Sweta Patel – Director of Demand Generation của Cognoa chia sẻ rằng: Khi chúng tôi bán các sản phẩm thiết bị di động trên Amazon, chúng tôi đã tạo ra một hiệu ứng bằng cách quảng cáo các bài đánh giá Amazon trên các kênh khác như Facebook. Twiter, Ebay, Touch of Modern, Other publications through the display network.
Đừng quá lo lắng vì vài đánh giá không tích cực miễn là xếp hạng tổng thể của bạn cao. Quan trọng hơn, nhờ vào những đánh giá đó doanh nghiệp bạn có thể cải tiến sản phẩm của mình.
4.2. Tối ưu hóa trang bán hàng Amazon – tối ưu SEO
Cách đây vài năm, việc mua hàng dựa trên hành vi tìm kiếm trên Google chiếm ưu thế; còn hiện tại thì Google đã chấp nhận cho những sàn tmđt “chiếm thế thượng phong”. Hành vi mua hàng của người dùng thay đổi khi họ trực tiếp đi đến những sàn TMĐT (mà Amazon là một điển hình) để tìm kiếm sản phẩm. Vậy làm cách nào để tối ưu SEO trên Amazon?
Những yếu tố sau đây sẽ quyết định:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu tiêu đề, Description, Questions and Answers
- Quan tâm vào số lượng review
- Đầu tư hình ảnh
- Thiết lập A+ content
- Kéo traffic từ ngoài vào
4.3. Tập trung phát triển đa kênh để thúc đẩy doanh số
Amazon thật sự là một thị trường lớn nhưng nó chỉ nên là một trông 4 hoặc nhều nền tảng khác như: Quảng cáo trên Facebook, Quảng cáo Google và chính website của doanh nghiệp.
4.4. Dừng cạnh tranh về giá nếu không thật sự vững
Dù biết rằng việc lựa chọn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, chúng ta buộc phải tuân thủ luật chơi cạnh tranh giá. Nhưng điều này còn ảnh hưởng đến thương hiệu và lợi nhuận. Cạnh tranh về giá mà không có một kế hoạch cụ thể là tự bóp chết mình – một cuộc chạy đua tới đáy.
Hãy sự dụng công cụ định giá trên Amazon một cách thông minh (tất nhiên có giới hạn giá sàn).
4.5. Luôn tạo ra lợi thế cạnh tranh – khác biệt hoặc không thành công
Nếu ai đó đang bán các mặt hàng giống bạn trên Amazon, hãy cân nhắc tạo ưu đãi, bán theo nhóm sản phẩm hoặc cải tiến chính sản phẩm đó. Nếu Amazon hiểu rằng bạn đang bán một sản phẩm độc nhất thì bạn dễ dàng hơn trong việc giành được Buy box.
Còn một điều đáng lưu ý đó là: Hãy chọn những sản phẩm thuộc ngách mà Amazon không hoặc chưa tham gia. Lúc này bạn đã giảm đi một đối thủ “mạnh”.
Kết luận
Chúng tôi biết việc kinh doanh thương mại điện tử hay đặc biệt trên Amazon là không hề dễ dàng. Trong khi chúng ta đang phải chạy đua về kỹ thuật, công nghệ với Trung Quốc và Ấn Độ; một mặt lại cạnh tranh với nhiều nước khác như Indonesia, Malaysia, . .. về những ngành hàng tiềm năng như Handicrafts, Decor, Furniture, . .. Nhưng đừng vì thế mà nản chí. Chúng ta đã ở quá lâu trong vũng lầy của nền kinh doanh cũ, doanh nghiệp Việt thì không dễ thành công, có rất nhiều hoài nghi, đó sẽ là trở ngại đối với sự phát triển bán hàng trên Amazon. Đã có giải pháp, sao không sử dụng? !
Những chia sẻ về kinh nghiệm bán hàng trên Amazon phía trên của AlpGood có thể chưa đủ để giải đáp tất cả những trăn trở của doanh nghiệp. Kiến thức về thương mại điện tử vô cùng rộng vì vậy nếu có thắc mắc, doanh nghiệp vui lòng liên hệ với Onbrand để được giải đáp nhé!
______________________
Tham gia group Bán Sao Nhanh Giàu? -Tư duy bán hàng 4.0
Theo dõi Fanpage: AlpGood.vn – Nền tảng quản lý và bán hàng trên Amazon đơn giản hóa và hiệu quả cho người dùng và AlpGood.us – Simple and effective Amazon sales and management platform for users